Xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm giảm phát thải nhà kính

  11/07/2023

Vấn đề hiệu ứng nhà kính đang được cả thế giới quan tâm. Nguồn phát sinh khí nhà kính được ghi nhận do chất thải rắn sinh hoạt đang ngày một tăng.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất tăng lên từ ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng, xâm nhập mặn tăng, nhiệt độ ngày càng cao, nắng nóng bất thường, hệ sinh thái biến đổi… làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người.

Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính đang được cả thế giới quan tâm. Các nguồn phát sinh khí nhà kính phần nhiều được ghi nhận là do chôn lấp chất thải rắn, xử lý sinh học chất thải rắn, thiêu hủy và đốt mở chất thải, xử lý và xả nước thải…

Thông tin tại Diễn đàn Môi trường năm 2023 do tạp chí Tài nguyên & Môi trường tổ chức mới đây cho biết, hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị 3 chiếm 60%; chỉ riêng 02 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 – 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10 – 16%/năm.

Thông tin tại Diễn đàn Môi trường năm 2023 do tạp chí Tài nguyên & Môi trường tổ chức mới đây cho biết, hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 60.000 tấn/ngày.

Hiện có trên 70% lượng chất thải được xử lý bằng phương thức chôn lấp và chỉ có 15% trong đó được chôn lấp hợp vệ sinh. Vấn đề xử lý nước rỉ rác là một việc rất phức tạp và tốn kém. Đặc biệt là công nghệ chôn lấp hiện tại vẫn chưa thu gom được khí mê tan – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng khí nhà kính.

Trước những bất cập nêu trên, các giải pháp phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải… cần được tăng cười áp dụng.

Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức xã hội về phân loại rác đầu nguồn, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, biến chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường sống an toàn.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết: Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với các thách thức về khủng hoảng kinh tế, cạn kiệt nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu. Để vượt qua các khủng hoảng này, một trong những giải pháp là phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, coi chất thải là như là một nguồn tài nguyên.

Ông Thọ cũng khuyến cáo cần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng đến hoạt động quản lý và tái tạo tài nguyên theo một chu trình khép kín nhằm hạn chế tối đa lượng phế thải, các chất thải được tái chế, trở thành nguyên liệu mới cho sản xuất, từ đó làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người; tận dụng triệt để tài nguyên.

Trong xử lý và biến chát thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên, PGS.TS. Bùi Thị An, Viện trưởng viện Tài nguyên, Môi trường & Phát triển cộng đồng cho rằng vai trò của cộng đồng rất quan trọng. Bà An cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022), có một số điểm mới, mà một trong những điểm mới đó là vai trò của cộng đồng dân cư (điều 3, khoản 28). Điều này vô cùng có ý nghĩa vì trước đây đối tượng này (những người trực tiếp chịu tác động) không có tiếng nói thì nay đã được luật hóa. Trong luật cũng ghi rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư và đặc biệt là trong xử lý & biến chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên… Vai trò của cộng đồng trong bảo về môi trường nói chung, trong xử lý và biến chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên đã có hành lang pháp lý chặt chẽ, vấn đề ở đây là tổ chức thực hiện như thế nào cho có hiệu quả.

Được biết hiện trên cả nước có khoảng 400 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 37 dây chuyền sản xuất phân compost tập trung, trên 900 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Để biến rác thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên rất cần các chương trình khuyến khích người dân phân loại chất thải và thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại, và thủy tinh. Bên cạnh đó là khuyến khích đầu tư và phát triển các nhà máy chế biến chất thải để tách và tái chế các thành phần của chất thải sinh hoạt. Song song với đó là xây dựng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch và giảm khí thải nhà kính.

Nguồn: vietnamnet

×

FanPage

WETV EXPO